![]() |
Robotics for Logistics |
Phải nói rằng, ngành Logistics đang phát triển bùng nổ trên toàn thế giới. Tại Việt Nam nói chung và tại Hồ Chí Minh nói riêng, trong 3 năm trở lại đây cũng đã chứng kiến sự phát triển nhanh của ngành này để hỗ trợ kịp thời tốc độ tăng trưởng của ngành xuất nhập khẩu. Trong đó, kho bãi và vận tải là hai ngành nhận được sự quan tâm đầu tư đáng kể.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong
việc phát triển hạ tầng để bắt kịp xu thế Logistics hiện đại mà nhiều quốc gia
phát triển đang thực hiện. Nếu bạn đọc quan tâm thì gần đây, tác giả Karl
Siebrecht đã viết bài “Internet of
Things” để chứng minh rõ ràng đang thay đổi từng ngóc ngách trong ngành dịch
vụ này trên thế giới. Và trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua
những đổi mới có thể được áp dụng trong thời gian tới qua quan điểm của Karl:
1. Robotics và tự động hóa
Việc áp dụng công nghệ robot vào chuỗi cung ứng đã góp phần làm giảm chi
phí, nâng cao hiệu quả, tăng năng suất và độ chính xác cho các công ty áp dụng
đa dạng các giải pháp công nghệ robot hóa để giải quyết một loạt các nhiệm vụ.
Ngày nay, công nghệ robot được biết đến dưới nhiều hình thức và thực hiện nhiều
chức năng quan trọng trong chuỗi cung ứng, từ lắp ráp đến đọc mã vạch để di
chuyển sản phẩm từ một khu vực của kho bãi đến vị trí khác. Công nghệ robot xuất hiện cũng
sẽ tạo ra một tương lai đầy hứa hẹn trong lĩnh vực phân phối. Ví dụ, hãng Daimler đang tìm
cách thiết kế phương tiện chuyển phát nhanh vừa tiết kiệm vừa thông minh còn Amazon, đang tạo ra những bước tiến trong việc phát triển giao
nhận bằng máy bay không người lái chẳng hạn.
Đa phần cho rằng công nghệ robot sẽ đe dọa đến việc làm. Nhưng không phải
luôn luôn như vậy. Trong thực tế, nhiều khả năng là công nghệ robot trong chuỗi
cung ứng biết đâu lại tạo ra các lĩnh vực mới với cơ hội mới phát triển mới như nghề bảo trì và chuyên gia robot chẳng hạn. Hiện ở Việt Nam chưa có khái niệm công nghệ robot và tự động hóa, nên để đạt được điều này là cả một quá trình nghiên cứu và đầu tư lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực lớn mới thực hiện được.
2. Công nghệ theo dõi hàng tồn kho tiên tiến
Internet đang cách mạng hóa chuỗi cung ứng, một trong những sáng kiến đang
được thảo luận khá nhiều là khả năng phát triển lắp cảm biến lên các phần, bao
bì, thiết bị để theo dõi họ trong suốt cuộc hành trình giao nhận hàng và biết
chính xác chúng đang ở đâu mà không cần bận tâm chúng đang ở đâu cả trong sản
xuất, vận chuyển và lưu kho bãi. Những tiến bộ mới gần đây về công nghệ theo
dõi hàng tồn kho đang tạo ra một cú hích lớn trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, đặc
biệt tăng tốc độ, độ chính xác và giảm chi phí.
3. Hệ thống quản lý hàng tồn kho chi tiết
Các công cụ tối đa hóa kết nối giám sát hàng tồn kho tiên tiến ngày nay cho
ta một tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc ở mức độ cao và chi tiết nhất có thể. Các công
nghệ quản lý hàng tồn kho tiên tiến ngày nay tích hợp trực tiếp các phương diện
phức tạp mang mang tính vật lý của hàng tồn kho thế giới vào hệ thống máy tính giúp
quản lý tốt hơn. Một trong các khoản chi phí lớn nhất đối với nhiều tổ chức là
chi phí hàng tồn và các doanh nghiệp này hiểu rõ tầm quan trọng của việc giám
sát mức hàng tồn kho.
Tuy nhiên, khi Logistics phát triển mạnh hơn và phức tạp hơn, công nghệ
theo mang tính chính xác, có khả năng tối ưu hóa và bổ sung hàng tồn kho trở
nên cấp thiết. Hệ thống kiểm kê hàng tồn hiện nay rất tinh vi. Sự tinh vi đó lại
mang đến sự đơn giản cho việc tối ưu hóa và theo dõi hàng tồn, hỗ trợ mua hàng,
tiếp nhận, hỗ trợ dự báo nhu cầu và lập kế hoạch, tập trung chú ý đến sự hư hỏng
và lỗi thời của hàng hóa cũng như cung cấp các phân tích chuyên sâu từng bước.
Và họ cung cấp thông tin tập trung và kiểm soát đối với các tổ chức với nhiều
trung tâm phân phối.
4. Xu thế hợp tác Logistics
Các công ty cần thêm không gian nhà kho nhanh hoặc nhu cầu dịch vụ vận tải
đang tìm kiếm giải pháp mới trong hợp tác Logistics. Ví dụ, nhu cầu vận chuyển và
thị trường kho bãi cho phép các công ty cần phương tiện vận chuyển gấp tìm được xe đi đến
đúng địa điểm với khoan xe chứa tải trọng như yêu cầu. Các giải pháp hợp
tác như thế này giúp các tổ chức quản lý được cao điểm của hàng tồn, định vị sản phẩm sao cho gần
hơn với người tiêu dùng và cuối cùng vẫn là giảm chi phí lưu kho và vận chuyển.
Thị trường đưa ra vừa giải pháp công nghệ nhằm nhanh chóng đảm bảo dịch vụ theo
nhu cầu và một mạng lưới các doanh nghiệp hợp tác người có các dịch vụ vừa cung
cấp mạng lưới hợp tác Logistics (trong trường hợp của vận tải đường bộ và kho
bãi theo nhu cầu) với mức giá hợp lý và điều kiện đơn giản hơn.
5. Thiết kế chuỗi cung ứng và các công cụ mô hình hóa
Một trong những giải pháp tốt nhất để nhận ra giảm đáng kể chi phí vận
chuyển có thể được xem xét lại thiết kế chuỗi cung ứng. Phát triển mạng lưới hoặc
các trung tâm phân phối thể định vị hàng tồn kho gần hơn đến khách hàng và các
điểm đến vận chuyển. Đặt trung tâm phân phối chỉ đúng vị trí thôi có thể thu hẹp
tuyến, khu vực vận chuyển gián tiếp và kết
quả cuối cùng là làm giảm chi phí trong hai ngày vận chuyển. Chuỗi cung ứng mô
hình hóa cho phép doanh nghiệp tìm ra những thiết kế chuỗi cung ứng cho doanh
nghiệp của mình bằng cách thử nghiệm trong các bối cảnh khác nhau đặt trọng tâm
vào trung tâm phân phối hơn là chi phí vận chuyển.
Các phân tích có thể rất có lợi, nhưng lại rất phức tạp và liên quan đến
nhiều yếu tố. Đó là lý do tại sao thiết kế chuỗi cung ứng và phần mềm mô hình như
“Tactician” của hãng Starboard lại trở nên quan trọng. Phần mềm thiết kế chuỗi
cung ứng thực hiện lập bản đồ tinh vi và phân tích chi tiết dựa trên từng yêu cầu
đặc thù và tính toán lợi ích cho từng tình huống.
Tóm lại, phải nói rằng rất rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics hàng đầu tại Việt Nam, mà cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đang nghiên cứu triển khai trong thời gian tới, trong đó có công ty Cổ phần Khai thác và Phát triển Kho vận Tân Tạo (Ita-trans Corp.).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét